Phân Bò Hoai

Diệt mầm bệnh, tăng năng suất cây trồng, không pha tạp chất.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

PHÂN HỮU CƠ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

PHÂN HỮU CƠ LÀ GÌ?
Theo GS.TS Mai Văn Quyền, khi loài người còn canh tác theo kiểu “chọn lỗ tra hạt” thì chưa có khái niệm gì về phân bón nhưng với sự thuần hoá động vật hình thành ngành chăn nuôi thì người xưa thấy cây trồng sẽ tốt hơn nếu được bón các chất thải động vật, kể cả chất thải của người. Từ “phân” cho đến tận hôn nay vẫn hàm nghĩa bẩn thỉu là do được hình thành như vậy.

Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
1. Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu...được nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục).
2. Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
3. Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
4. Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Để quản lý, Bộ Nông nghiệp-PTNT quy định thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.
Thế kỷ 19, Libic đã phát hiện ra phân vô cơ đã đẩy năng suất tăng vọt và nhờ nó mà loài người đã tránh được nạn đói đe dọa khi dân số quá lớn. Với sự tiện dụng và hiệu quả của phân vô cơ, con người dần quên phân hữu cơ, khiến cho chất lượng và năng suất cây trồng giảm xuống, dịch bệnh lan tràn, hiệu quả của phân vô cơ bị giảm sút, đất bị phá vỡ kết cấu, trở nên chua...
Từ thực tế trên, con người mới nhìn nhận lại vai trò của phân hữu cơ và đưa ra nguyên tắc bón phân cho cây trồng. Sử dụng hài hòa phân hữu cơ và phân vô cơ.
VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.
Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, nơi nổi tiếng cung cấp giống và kỹ thuật cây ăn trái cho cả nước, trình độ và mức độ sử dụng phân hữu cơ của các nhà vườn trong huyện vẫn khác xa nhau mà biểu hiện ở chỗ có những vườn cây có tuổi thọ lên đến 30 năm nhưng cây vẫn xanh tốt, năng suất cao trong lúc có những vườn cây mới cho trái 3-4 vụ đã suy. Tuy nhiên các nhà vườn trồng cây có giá trị cao như sầu riêng, bưởi...thì đều “phải biết” sử dụng phân hữu cơ vì nếu không sử dụng thì cây “bị bệnh chịu không nổi”.
Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả sử dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ tử cho cây trồng, hạn chế rửa trôi. Từ đấy mà làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ tạo nên nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
CHỌN PHÂN HỮU CƠ NÀO?
Theo Cục Trồng trọt, số lượng các nhà sản xuất và sản lượng phân hữu cơ các loại cung ứng ra thị trường đang tăng mạnh hàng năm. Tuy nhiên việc tăng đấy cũng bao gồm việc tăng phân kém chất lượng, phân giả. Báo cáo của Cục này cho thấy có đến gần một nửa số phân được lấy mẫu kiểm tra là phân kém chất lượng. Bởi vậy rất khó cho nông dân là chọn phân hữu cơ nào để mua?
Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, cách tốt nhất là phải biết nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ của nhà sản xuất. Nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ngoài than bùn ra nhiều nhà máy còn sử dụng phân gà, bột cá, bã cã phê...có hàm lượng dinh dưỡng rất cao để làm phân bón; quan sát xem than bùn có chất lượng không (nếu có chất lượng thì màu rất đen, xốp tơi và nhẹ hơn đất nhiều) có được ủ men hoạt hoá không. Nhà máy có quy mô công nghiệp như thế nào, có sân bãi không, có phòng phân tích nuôi cấy vi sinh vật không?...Việc tham quan cơ sở sản xuất đã có thể khẳng định được 80-90% chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, phân có chất lượng sẽ có độ đồng nhất cả về cỡ hạt lẫn màu sắc. Dung trọng và độ ẩm phân cũng là một chỉ số quan trọng, lấy một ít phân bỏ vào nước nếu thấy nổi nhiều là dạng hữu cơ thô, dinh dưỡng kém. Bóp trong tay thật chặt rồi mở ra mà nắm phân không tơi trở lại là độ ẩm quá cao.
NÊN TỰ Ủ LẤY PHÂN
Việc nhiều nông dân bón trực tiếp phân bò, trâu khô cho cây trồng là việc làm sai vì dinh dưỡng trong đấy đã bị mất mát còn nguồn bệnh như vi thuẩn tả, thương hàn, trứng giun sán vẫn ở lại. Tự ủ phân chuồng chẳng những có chất lượng đảm bảo mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nếu có thụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, cây bắp, cây họ đậu, rơm đã làm nấm...) có thể trộn chung với phân chuồng theo tỷ lệ 1:1, nếu có điều kiện thêm lân nung chảy và vôi càng tốt. Cứ lần lượt lớp nọ chồng lớp kia, xong tưới dung dịch có chứa nấm trichoderma làm sao đống ủ có độ ẩm khoảng 60% (bóp thấy có nước rịn ra) nén hơn dẽ, 1 tuần sao đảo lại khoảng 1-1,5 tháng là đống ủ đã hoai và có thể sử dụng. Đống ủ cần được che chắn và đào rãnh thoát nước xung quanh 

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN QUẢ MÙA MƯA

DIỄN BIẾN MÙA MƯA NAM BỘ

Thông thường màu mưa Nam bộ kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào đầu tháng 5 đến hết tháng 10. Lượng mưa phân bổ không đều, thấp nhất là tháng 5 (từ 160-200 mm) tăng dần đến giữa tháng 8 thì giảm lại nhường chỗ cho hạn bà chằn sau đó mưa mạnh và nhiều hơn đạt đỉnh cao vào tháng 9 (từ 280-360 mm), đến tháng 11 lượng mưa chỉ bằng hoặc ít hơn tháng 5 và chuyển dần sang mùa khô.
Mưa tháng 5, tháng 6 vửa đủ thỏa cơn khát qua mấy tháng mùa khô nhưng cũng không đến nỗi quá nhiều để gây nên ngập úng, và đây là thời gian tốt nhất để bắt đầu trồng mới, cải tạo, bồi bổ chăm sóc vườn cây trái như bón phân, tỉa cành.

RẤT CẦN BÓN VÔI
Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ (ĐH Cần Thơ): “Đây là thời điểm sinh trưởng và phát triển mạnh của hầu hết các loại cây nên cây cần nhiều dinh dưỡng nhưng lúc này chỉ nên bón phân vô cơ mà không nên bón hữu cơ, vì bón phân hữu cơ, nhất là hữu cơ chưa hoai mục, thì sẽ xảy ra quá trình phân hủy hữu cơ của vi sinh vật. Sự phân hủy này sẽ tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây thiếu không khí. Việc bón phân vô cơ tùy theo từng giai đoạn của cây, nếu cây đang mang trái thì cần nhiều đạm và kali, nếu thúc ra đọt thì cần nhiều đạm và lân. Hiện nay, trên thị trường nhiều công ty đã sản xuất nhiều chủng loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái nên bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Với những vườn điều khiển cho cây ra trái nghịch vụ thì cần ngay các công việc hãm tỉa. Việc bón phân vào mùa mưa cần chống lại sự rửa trôi bằng cách xới xáo nhẹ vườn trước lúc bón. Rất cần thiết bón thêm 500 kg vôi cho mỗi ha vì ngoài tác dụng giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hoá giải các độc tố trong đất còn có ý nghĩa cung cấp Canxi trực tiếp cho cây, chất lượng trái ngon hơn.
Vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 thường có mưa lớn, mưa nhiều và nước trên sông Tiền, sông Hậu cũng lên cao nên phải chuẩn bị cho việc chống úng. Phải đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương. Phải gia cố bở bao, sên vét mương, chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng. Vào mùa mưa, cỏ là những bơm sinh học làm tầng đất sâu mau khô ráo. Do đó, không nên diệt mà chỉ cắt thấp bớt.
BỔ SUNG VI LƯỢNG
Đây cũng là thời điểm cần bổ sung vi luợng cho những vườn cây đã lâu năm. Với các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng NPK thì chuẩn đoán dựa vào lá già, còn với vi lượng thì việc chuẩn đoán dựa vào lá non. Khi thiếu vi lượng, lá non của cây có những triệu chứng điển hình như sau:
- Thiếu kẽm (Zn): Cây có biểu hiện đặc trưng là thịt lá ngả sang màu vàng, còn gân lá vẫn xanh (tương tự bệnh vàng lá gân xanh Greening trên cây có múi), lá nhỏ hơn, nhọn hơn, các đốt lá ngắn lại nên các lá mọc xoắn tít với nhau.
- Thiếu Măng gan (Mn): Lá cũng vàng và gân lá cũng xanh gần giống với biểu hiện thiếu kẽm. Nhưng có sự khác biệt rõ nhất là thiếu Mn sẽ không làm cho lá nhỏ, nhọn lại và các đốt cũng không bị ngắn lại.
- Thiếu Sắt (Fe): Lá non mất diệp lục tố không còn màu xanh.
- Thiếu Đồng (Cu): Lá non biến dạng, lá dài ra.
- Thiếu Bo (Bo): Trên các lá non không biểu hiện triệu chứng nhưng sẽ làm cho trái cây vàng sớm, thỉnh thoảng xuất hiện trái dạng đá.
Khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng rất dễ bằng cách sử dụng các muối sun phát của chúng như là ZnSO4, CuSO4, MnSO4, FeSO4. Những hóa chất này đều có bán ngoài thị trường với giá rất rẻ, có thể hòa với nước để phun lên lá với liều lượng 2gr/lít (32 gram/bình 16 lít). Tuy nhiên lượng khuyến cáo đấy chỉ có tính tham khảo. Để chắc ăn không bị phun nhiều quá gây cháy lá hoặc ít quá không áp phê thì nhà vườn phải tự tay thử với liều lượng tăng dần và quan sát phản ứng cây sau 3 ngày.
RỬA CÂY
Theo TS Nguyễn Văn Hòa, PVT Viện CAQ Miền Nam, mùa mưa đến sẽ làm giảm sâu hại nhưng gia tăng bệnh hại trên cây nhất là các bệnh do nấm như thán thư, thối trái, thối rễ. Nếu vườn thâm canh thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun để rửa cây, nếu cây đã lớn thì có thể trèo lên cây, hoặc ngoắc vào sào để rung để làm sạch nước mưa. Theo TS Hòa, môi trường nước mưa rất thích hợp cho nấm thán thư và nấm thối trái phát triển mạnh. Bào tử của những nấm này cũng thường bám vào trên mặt lá, cành, bởi vậy việc phun tưới nước hoặc rung cây để rửa nước mưa vừa có tác dụng loại bỏ môi trường thích hợp của nấm vừa làm cho bào tử theo nước xuống đất. Đây là việc làm đơn giản nhưng hiệu quả để hạn chế nấm bệnh.
Để chống lại các bệnh trên chồi non cần tỉa cành thông thoáng, phun thuốc gốc đồng (hoặc đồng đỏ), nếu có điều kiện nên bao trái. Nấm bệnh chủ yếu tấn công ở các chồi lá non nên việc thúc lá nhanh thành thục cũng là biện pháp làm hạn chế nấm bệnh. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân Úc thì việc phun urea 2% lên tán lá non sẽ đẩy nhanh tiến trình thành thục. Ở Việt Nam chưa thấy ai áp dụng phương pháp này nên nhà vườn có thể pha urê 1% - 2% phun trên diện tích nhỏ để thí nghiệm tìm ra tỷ lệ thích hợp trước lúc phun đại trà.
Để hạn chế các bệnh nấm rễ thì có thể tưới thuốc vào đất (trước lúc tưới cần xới xáo) kết hợp với rải vôi, quét vôi lên thân cây.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Trồng Chuối Nam Mỹ Với Phân Hữu Cơ

Trồng chuối phải bổ sử dụng phân bón hữu cơ để đạt sản lượng cao. Phân bón chiếm 20% trong quá trình phát triển, chủ yếu là phân hữu cơ như phân gà, phân bò, bùn, phải thêm vào phân lân và một ít vôi. Phải đào hố 15 ngày trước ngày trồng, hố đào ngay giữa bờ bao, mỗi hố cách nhau 2m, một hecta sẽ trồng được 2.300-2.400 cây. Kích thước hố 60x60x60cm, chiều sâu phụ thuộc vào độ cao thấp của mạch nước ngầm. Nếu mạch nước ngầm thấp, hố đào sâu hơn, ngược lại nếu mạch nước ngầm cao, hố phải đào cạn hơn.

Bà con chọn giống chuối Nam Mỹ phải là loại giống được bồi dưỡng, phải bảo đảm độ thuần của giống, giống phải được kiểm dịch, không mang mầm bệnh. Chọn ra 6-8 lá non, cây khỏe, tán cao khoảng 8-10cm, màu xanh tươi, không bị biến dị, không bị sâu bệnh. Trước ngày gieo trồng 2-3 ngày phải phun ngừa côn trùng.
Bón 20-25kg phân gia cầm, phân bò trước khi gieo, phân bón trộn với đất phía đáy đáy hố, sau đó thêm 1 lớp đất 15cm ở phía trên hố. Do chuối còn nhỏ và non, rễ rất yếu, khả năng đâm xuyên đất thấp, vì vậy đất trồng phải tơi xốp. Khi cây cao hơn, ta bồi thêm đất.
Phân bón
Vào thời gian đầu, giống chuối được nuôi dưỡng trong ống nghiệm non yếu, khả năng hấp thụ kém, trên nguyên tắc bón nhiều lần ít phân. Sau khi trồng, khi hai lá mọc ra thì không nên bón phân vào thời điểm này, chủ yếu tưới nước, tưới vào buổi sáng sớm hay lúc 4-5 giờ chiều. Và không được tưới từ trên đỉnh cây xuống, phải tưới xung quanh cây. Khi đã mọc thêm 1-2 lá, khi tán lá cao khoảng 50cm thì có thể bón phân, dùng 2 lượng hợp chất, urê 100 lít theo tỷ lệ 1:1:1, mỗi cây tưới từ 0,5-1kg, có thể dùng nước phân loãng để tưới, mỗi tuần tưới 1 lần, khi tán lá mọc cao hơn 50cm, bắt đầu bón phân bằng cách rắc đều, chủ yếu là phân bón hợp chất, kết hợp với việc bồi đất. Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón trên bề mặt lá cây, để sự sinh trưởng được đồng nhất. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, lá mọc khoảng 25 lá, tán lá cao khoảng 150cm, cây chuối bắt đầu bước vào giai đoạn phân hóa cây con, lúc phân hóa cây con đến khi nở hoa khoảng 30 ngày, giai đoạn này là giai đoạn quyết định sản lượng chuối, lá cây phải được duy trì màu xanh, dày, không sâu bệnh, tán lá chắc khỏe.
Bước vào giai đoạn phân hóa cây con, sự hấp thụ phân bón của cây chuối rất mạnh, vì vậy cần bón phân nhiều hơn, lượng phân bón chiếm 30% tổng lượng phân bón trong cả thời kỳ sinh trưởng. Giai đoạn này, bón phân bằng phương pháp bón hố, trước khi bón phân 2-3 ngày, phải đào một hố 150x40x40cm giữa 2 cây chuối. sau đó lấy phân gia súc như phân heo, phân bò trộn với 1,5kg hợp chất phân bón theo tỷ lệ 1:1:1 bón vào hố, đắp 1 lớp đất 10cm. Sau khi gieo trồng 8 tháng, cây chuối bắt đầu bước vào giai đoạn nở hoa, thời gian này phải chăm sóc thật tốt, thường xuyên kiểm tra tình trạng cây nở hoa, đề phòng tán lá đè trúng nụ hoa. Từ lúc nở hoa đến lúc hoa rụng khoảng 1 tháng. Trong giai đoạn này, chủ yếu là phải bón phân trên bề mặt lá, dựa vào tình hình phát triển của cây chuối mà phun thuốc, nhằm giảm thiểu trọng lượng nải đầu quài và cuối quài, mỗi quài chuối gồm 8-9 nải là phù hợp nhất. Từ lúc nở hoa cho đến lúc hoa rụng, lượng phân bón chiếm khoảng 10% tổng lượng phân bón trong quá trình sinh trưởng, quá trình bón phân thời kỳ hoa rụng tác động trực tiếp đến chất lượng quả chuối, phải bảo đảm lá xanh nhiều, chất dinh dưỡng đủ (lượng phân bón chiếm 20% thời kỳ sinh trưởng), tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà tiến hành bón hố.
Chuối Nam Mỹ tán lá rộng, lượng hơi nước bài tiết nhiều. Đa số rễ phân bố dưới lớp đất có phân, cần đầy đủ lượng nước, nhưng lại rất nhạy cảm với sự ngập úng. Vì thế, bắt buộc phải có hệ thống tưới tiêu một cách khoa học. Có 3 cách tưới tiêu cho cây chuối, trong đó tưới tiêu bằng cách tưới xả là thích hợp nhất, là cho nước vào trong đường rãnh, sau đó dùng sức người hoặc máy móc tưới lên trên bề mặt đường rãnh hoặc hố, để cho đất trồng chứa khoảng 65% nước, sau đó xả nước ra ngoài, không được trữ nước quá lâu, nếu không rễ cây sẽ bị hư úng. Thời gian tưới tiêu dựa vào mật độ chứa nước của đất trồng, cách đơn giản để nhận biết được là lấy đất phía dưới 25cm, dùng tay nhào nặn, nếu đất khô xốp phải tiến hành tưới tiêu, nếu đất dẻo và dính tay, nhào nặn thành cục là đất chứa quá nhiều nước, phải tiến hành thải nước, giảm thiểu nước ở mạch nước ngầm.
Phòng trừ sâu bệnh
Những sâu bệnh chủ yếu của cây chuối Nam Mỹ mang đặc tính sau:
a. Cây chuối sinh trưởng chậm, lùn thấp
Lá cây thẳng không cong và hẹp, thân chuối có những đường vân màu xanh đậm, rễ hư có màu tím, không nở hoa hoặc trái nhỏ, sau cùng cây sẽ chết.
b. Bệnh thúi lá
Biểu hiện của cây là lá bị thối rữa, tán lá cong & nhăn, khi nở hoa, trên nhụy sẽ có những đừng vân màu vàng, quả không phát triển, không mang lại giá trị kinh tế.
Hai loại bệnh nói trên hiện thời vẫn chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là đề phòng, nếu phát hiện cây bệnh, phải đốn bỏ và dùng vôi bón vào hố cây để tiêu diệt mầm bệnh. Hai loại bệnh này do sâu bệnh lây lan, muốn phòng bệnh phải loại bỏ sâu bệnh, tiêu diệt hoàn toàn những mầm mống bệnh.
c. Bệnh đốm lá
Chủ yếu là bệnh đốm lá úa. Khi cây chuối mang bệnh này, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ xuất hiện hiện tượng lá cây mau héo, một ít lá cây hoặc toàn bộ lá cây sẽ héo úa và rụng. Nếu nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cây. Cách phòng bệnh chủ yếu: Trước tiên phải thu dọn những tán cây héo úa, nhất là vào mùa đông và mùa xuân; ngoài ra phải phân bố cây trồng hợp lý để cây có thể thoát hơi. Tiếp đó phải dùng thuốc phòng trừ đúng, dùng 25% thuốc titl 1500 phun xịt.
d. Cây sẽ nổi những đốm đen, ảnh hưởng đến lá cây và quả
Những bộ phận bị bệnh sẽ có đốm đen, trong đốm đen có những nốt đen nhỏ. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến quả, khi nhiệt độ cao, độ ẩm cao và thoát hơi kém thì sẽ dẫn đến bệnh. Vùng cây bị bệnh sẽ nổi những đốm màu nâu, sau đó càng ngày lớn dần, nếu nghiêm trọng cây chuối sẽ bị thối rữa. Cách loại bỏ bệnh: Phun 75% chlorothalonil 800-1000, 50% carbendazim 800.
e. Cây bị hại bởi sâu nhỏ
Buổi sáng sâu sẽ lẩn trong đất đến buổi tối sâu bò lên, cắn đứt những mầm non của cây. Biện pháp phòng trừ chủ yếu: Phải dọn sạch những lá cây héo, cỏ dại.
f. Sâu bệnh của cây chuối
Sâu bọ sẽ ăn phần thân cây, tán cây, làm trở ngại việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Cách phòng bệnh:
Dọn bỏ những tán cây bị héo úa. Diệt sâu bệnh.
Đốn bỏ những gốc chuối lâu năm.
Dùng thuốc trừ sâu phun từ trên cây xuống phía dưới.
g. Sâu cuốn lá
Loại sâu này sẽ làm cho lá cuốn lại thành búp, ăn lá cây, làm giảm thiểu diện tích bề mặt lá, ảnh hưởng quá trình quang hợp. Phương pháp phòng trừ:
Dọn dẹp vệ sinh, dọn bỏ những lá cuốn.
Dùng tay ngắt bỏ lá cuốn hoặc dùng cây tre nhỏ mở lá cuốn ra & diệt sâu.
Dùng thuốc xịt vào buổi chiều tối hoặc vào lúc trời râm mát.
phân bò, phan bo, phan bo hoai, phân bò hoai, phân chuồng, phan chuong, phân trùn quế, phan trun que, phan bo gia re, phân bò giá rẻ, phan bò giá sỉ, phan bo gia si, ban phan bo, bán phân bò, phân bò khô, phan bo kho, gia phan bo, giá phân bò, bán phân bò, ban phan bo, mua phan bo o dau, mua phân bò ở đâu, phân bò vi sinh, phan bo vi sinh

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Cơ Bản Về Phân Bón Hữu Cơ


Phân bón là thực phẩm của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón góp phần tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Cây Sử dụng Dinh Dưỡng Từ?

1-    Từ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.


2- Từ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…; trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

            II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây

- Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).
- Trung lượng: Canxi (Ca), Lưu Huỳnh (S), Magiê (Mg)…
- Vi Lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Clo (Cl).

1- Chất đạm (N)
- Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
- Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…

2- Chất Lân (P)
- Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
- Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ  làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .

3- Chất Kali: (K)
- Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.

4- Chất Canxi(Ca):
- Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
- Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…

5- Chất lưu huỳnh(S): Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm; lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)

6-Chất Magiê (Mg):
- Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
- Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

7- Chất Bo (B):  Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.

8- Chất đồng (Cu):  Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây; giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng,  chịu lạnh…

9- Chất Kẽm (Zn):  Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.

10- Molipden (Mo):  Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo; cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do

Phân Hữu Cơ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

Phân Chuồng:
1. Đặc diểm:  Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

2.  Chế biến phân chuồng:  Có 3 phương pháp
2. 1.  Ủ nóng (ủ xốp):  Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%,  có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2. 2.  Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.

2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

Phân Rác
1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

2- Cách ủ:  Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.

Phân Xanh
1- Đặc diểm:  Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu:  điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2-    Cách sử dụng:  Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

Phân Vi Sinh
11- Đặc điểm:  Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1.  Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do:  Azotobacterin…

2. 2.  Phân vi sinh phân giải lân:  Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

2. 3.  Phân vi sinh phân giải chất xơ:  chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.

3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh:  Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

Phân Sinh Học Hữu Cơ.
1- Đặc điểm:  Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như:  Phân bón Komix nền…

2- Sử dụng:  Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho:  cây ăn trái , lúa, mía...

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Phân Hữu Cơ Là Gì

Chất hữu cơ trong đất được coi là một tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Cho nên đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn.

Ví dụ, 2 loại đất có nguồn gốc phát sinh gần giống nhau nhưng kết quả phân tích cho thấy 1 loại đất có hàm lượng chất hữu cơ là 1,05% và 1 loại đất có hàm lượng chất hữu cơ là 5,3%, thì chưa cần xem các tiêu chí nông hóa hay vật lý khác, có thể nghĩ ngay là loại đất có hàm lượng chất hữu cơ 5,3% sẽ có độ phì nhiêu tốt hơn.


Tại sao lại nói như vậy? Vì đất có hàm lượng chất hữu cơ cao trước hết sẽ có tính chất vật lý tốt hơn, đất được trở nên tơi, xốp, hạt đất không bị rời rạc hay quá kết chặt.

Nếu là loại đất trồng màu, thì đất chứa nhiều không khí, vi sinh vật hoạt động mạnh, các loại giun đất cũng hoạt động mạnh làm đất càng thêm tơi xốp hơn.
Đất có khả năng giữ ẩm tốt hơn nên tránh được hạn tốt hơn. Chất hữu cơ lại có khả năng đệm tốt nên giữ cho độ pH của đất ít thay đổi, có khả năng giữ các chất khoáng do ta bón vào tốt hơn để rồi cung cấp dần dần lại cho rễ cây tốt hơn.

Chính vì vậy các nhà khoa học khuyên cần phải bón phân hữu cơ cho đất hay ít ra là bón trả lại một phần chất hữu cơ do cây đã lấy đi mỗi vụ.

Trong sản xuất, có nhiều loại phân hữu cơ, tạm thời phân ra các nhóm sau:

-Nhóm phân hữu cơ truyền thống, bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm như chất thải của trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, cừu. Các loại chất thải này nếu sử dụng nguyên chất thì có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Ví dụ, trong phân bò tươi có chứa chất đạm khoảng 0,341%, phân trâu có chứa 0,306% còn trong phân lợn có 0,669% chất N.

Nhưng trong phân chuồng, do cần có lượng phân nhiều nên thường cho thêm chất độn như rơm, rác, lá cây, cỏ… Hàm lượng dinh dưỡng trong phân chuồng có nhiều hay ít tùy theo lượng chất độn được cho thêm vào, nhưng chắc chắn là ít hơn phân nguyên chất rất nhiều.

Ngoài các chủng loại phân nói trên ta còn có phân bùn ao, phân bùn của nhà máy đường, phân xanh, phân rác các loại khác.

-Nhóm phân hữu cơ chế biến công nghiệp, bao gồm:

Phân hữu cơ: Có hàm lượng hữu cơ khoảng 20%, chứa chất đạm từ 2% trở lên, tỷ lệ C/N khoảng 12 (chất hữu cơ so với chất đạm).

Phân hữu cơ khoáng: Có hàm lượng hữu cơ phải chiếm từ 15% trở lên và tổng số N+P+K phải được 8% trở lên (8 – 18%).

Phân hữu cơ sinh học: Hàm lượng các axit Humic, Fulvic hay Humin hoặc tổng các axit amin, vitamin hay hợp chất sinh học khác phải đạt từ 5% trở lên.

Phân hữu cơ vi sinh: Chất hữu cơ trên 15%, có ít nhất 1 vi sinh vật hữu ích có mật số bào từ ít nhất là 1,5 x 106/gr hoặc ml.

Phân bón khoáng hữu cơ: Có chất hữu cơ chiếm từ 5 – 15%, chất khoáng khoảng 18% trở lên.

Phân vi sinh vật: Trong phân chứa ít nhất 1 chủng vi sinh hữu ích, có số bào tử sống tối thiểu 1,5 x 108.

Bón phân hữu cơ các loại cho cây trồng nói chung là rất tốt. Nhưng muốn biết phân hữu cơ có đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng không trước hết ta cần biết rằng, cây nào cũng cần có ít nhất là 16 chất dinh dưỡng thiết yếu, đó là N,P,K Ca, Mg, S, Si và các chất vi lượng.

Các chất này đều có mặt trong các loại phân hữu cơ. Nhưng hàm lượng rất khác nhau.

Trong lúc đó, để có 3 tấn tiêu đen khô, cây lấy đi từ đất và từ các loại phân bón vào khoảng 400 kg N, 220 kg P và 350 kg K. Như vậy ta cần phải biết các loại phân đó có chứa bao nhiêu chất khoáng và hàm lượng bao nhiêu mới tính đủ, tính đúng cho cây.


Vì vậy nếu chỉ bón cho cây bằng phân hữu cơ các loại thì ta cần cung cấp đủ số lượng để có đủ các chất khoáng thiết yếu thì sẽ vẫn có năng suất cao. Và càng bón phân hữu cơ lâu dài thì làm cho tính chất của đất sẽ tốt hơn, chứ không phải nghèo đi.