Phân bón là thực phẩm của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón góp phần tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Cây Sử dụng Dinh Dưỡng Từ?
1- Từ rễ: Không
phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ
trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng
cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và
một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh,
magiê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn
cho cây.
2- Từ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể
cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều
lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường
phun qua lá. Trên cây một lá mầm khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí
mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…; trên cây ăn trái (cây
thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá
phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
II
– Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây
- Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).
- Trung lượng: Canxi (Ca), Lưu Huỳnh
(S), Magiê (Mg)…
- Vi Lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn),
Bo (B), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Clo (Cl).
1- Chất đạm (N)
- Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá
non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
- Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh,
lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
2- Chất Lân (P)
- Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng
có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; trái thường có vỏ
dày, xốp và dễ hư…
- Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên
dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
3- Chất Kali: (K)
- Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị
cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên
trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
4- Chất Canxi(Ca):
- Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong
queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ
sinh trưởng và thường bị thối…
- Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi
lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
5- Chất lưu huỳnh(S): Khi thiếu, triệu
chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm; lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn
chết (thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già
lên)
6-Chất Magiê (Mg):
- Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện
những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát
triển…
- Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn
theo hình xoắn ốc và rụng…
7- Chất Bo (B): Đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép.
đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung
thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
8- Chất đồng (Cu): Ảnh hưởng đến sự
tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá
trình sinh trưởng phát triển của cây; giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu
nóng, chịu lạnh…
9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng
trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình
thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất,
phẩm chất cây trồng giảm.
10- Molipden (Mo): Tham gia các quá
trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu
thiếu Mo; cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do
Phân Hữu Cơ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng
những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế
phẩm nông nghiệp, phân rác…
Phân Chuồng:
1. Đặc diểm: Phân chuồng là hổn
hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp
thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi
xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
2. Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp
2. 1. Ủ nóng (ủ xốp):
Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm
60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn
che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử
dụng được.
2. 2. Ủ nguội (ủ chặt): Lấy
phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng
khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6
tháng mới xong.
2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng
5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín,
có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm
phân men để tăng chất lượng phân.
Phân Rác
1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ
được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men
như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp
hơn phân chuồng).
2- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%,
cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên
liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp
vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn
lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn
khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.
Phân Xanh
1- Đặc diểm: Phân xanh là
phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ
do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu:
điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2- Cách sử dụng: Vùi
cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.
Phân Vi Sinh
11- Đặc điểm: Là
chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy
vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng
loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó
tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và
cây.
2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1. Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng
sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự
do: Azotobacterin…
2. 2. Phân vi sinh phân
giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi
sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
2. 3. Phân vi sinh phân giải
chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải
xác bả thực vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại
phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống
như các loại phân kể trên.
3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử
dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng).
Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất
bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có
vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.
Phân Sinh Học Hữu Cơ.
1- Đặc điểm: Là loại phân
có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh)
và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc
khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra
thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón
Komix nền…
2- Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón
gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên
dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái , lúa,
mía...